Nguồn nguyên liệu chính cho sản xuất giấy bao gói và cáctông chủ yếu ở Việt Nam là OCC thu gom trong nước và nhập khẩu. Tuy nhiên, chất lượng OCC giảm dần qua các lần tái sinh. Bên cạnh đó, trong OCC thường có chứa rất nhiều các tạp chất như: mực in, tinh bột, chất độn, băng keo… và đặc biệt là các tạp chất keo gây ra nhiều khó khăn cho quá trình sản xuất như: làm rách giấy, kết dính lên chăn lưới, trục ép, lô sấy v.v…
Để giảm chi phí sản xuất, tiết kiệm nguồn tài nguyên nước, giảm phát thải ô nhiễm môi trường, xu hướng hiện nay của các cơ sở sản xuất giấy là tối ưu hoá hệ thống nước sản xuất như tăng hiệu quả sử dụng nước để giảm lượng nước sạch tiêu thụ, kiểm soát chất lượng nước trắng để tuần hoàn tái sử dụng ở mức độ cao nhất. Chính vì vậy sử dụng bột talc để làm giảm hàm lượng các chất keo và các chỉ số ô nhiễm khác của nước trắng trong quá trình sản xuất giấy như độ đục, COD,… đã có nhiều nghiên cứu được tiến hành.
Viện Công nghiệp Giấy và Xenluylô đã được Bộ Công Thương giao nhiệm vụ thực hiện đề tài “Nghiên cứu sử dụng bột talc để làm giảm các chất keo có trong nước trắng của quá trình sản xuất giấy từ bột giấy tái chế” với mục tiêu là giảm trên 30% hàm lượng các chất keo có trong nước trắng của quá trình sản xuất giấy từ bột giấy tái chế (OCC).
Mô hình của bột talc như một vật liệu hấp phụ
Mô hình của bột talc hấp phụ các hạt keo lên bề mặt
Kết quả nghiên cứu cho thấy, sử dụng bột talc không ảnh hưởng tới chất lượng giấy. Đề tài xác định được loại bột talc thích hợp dùng cho quá trình sản xuất giấy bao gói từ giấy loại OCC để làm giảm hàm lượng các chất keo có trong nước trắng: Bột talc tự nhiên với các thông số kỹ thuật (hàm lượng Mg3Si4O10(OH)2 ≥ 85%; kích thước hạt 1,5÷10,0µm; diện tích bề mặt riêng 9 – 20 m2/g).
Đề tài đã xác lập được chế độ công nghệ sử dụng bột talc để làm giảm các chất keo trong nước trắng của quá trình sản xuất giấy bao gói từ bột giấy tái chế. Sử dụng bột talc trong quá trình sản xuất giấy bao gói từ bột giấy tái chế theo chế độ công nghệ đã được thiết lập với hiệu quả giảm được hàm lượng các chất keo có trong nước trắng trên 40%.
Theo rippi
- Xanh hóa và câu chuyện phát triển của ngành bột giấy Quảng Ngãi30-09-2022
- Nhiều sản phẩm, giải pháp ấn tượng tại Triển lãm ngành công nghiệp Đóng gói Bao bì và In ấn30-09-2022
- Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam đồng hành hiệu quả cùng doanh nghiệp vượt khó30-09-2022
- Viet Nam Paper Day 2022: Kết nối doanh nghiệp ngành giấy và bột giấy phát triển bền vững30-09-2022