Ngay từ tuần đầu tháng 6/2021, các nhà sản xuất tại Đông Nam Á đã bị ảnh hưởng nặng nền về việc thiếu hụt nguồn cung giấy thu hồi (RCP) nhập khẩu, gia tăng đột biến trong khu vực.
Nguồn hàng sẵn có khan hiếm, trái ngược hoàn toàn với dự đoán trước đó – rằng nguồn cung RCP ở châu Á sẽ tăng sau lệnh cấm nhập khẩu của Trung Quốc từ đầu năm 2021.
Nguyên nhân của tình trạng khan hiếm nguồn cung đang được đổ lỗi cho cho đại dịch COVID-19 toàn cầu, ảnh hưởng đến vấn đề thu gom và nhu cầu bột giấy tái chế bột phát của Trung Quốc.
Nhưng kèm với đó, việc các nhà sản xuất tại châu Âu, Mỹ và Nhật Bản thúc đẩy mua dự trữ cũng làm gia tăng gia mức độ khan hiếm hàng xuất khẩu.
Giá cước vận chuyển đường biển tăng, khó khăn trong việc đặt container để xếp hàng RCP cũng đã làm cho giá hàng hóa cao hơn. Chi phí vận chuyển RCP từ miền Tây Hoa Kỳ đến Đài Loan đã tăng 100-150 USD/tấn/container 40 feet so với giá tháng 4/2021.
Hiện nay, Ấn Độ đã dần thích nghi và ổn định được tình dịch phần nào, đã thúc đẩy mua vào RCP từ tháng 5/2021. Nguồn cung hạn chế đã dẫn đến giá cả leo thang trong khu vực và khoảng cách giá giữa Đông Á và Đông Nam Á đã được thu hẹp.
OCC(11) của Mỹ ở mức 280-300 USD/tấn tại Đài Loan và Đông Nam Á, tăng 15-20 USD/tấn so với đấu tháng 6/2021. OCC(12) cao hơn 5-10 USD/tấn.
Tại Ấn Độ, OCC (11) có giá 305-310 USD/tấn và US DS OCC(12) ở mức 310-330 USD/tấn./.
Theo VPPA tổng hợp
https://vinapaco.com.vn/khung-hoang-nguon-cung-gia-rcp-chau-a-tang-dot-bien-occ-can-moc-300-usd-tan/
vinapaco
- Xanh hóa và câu chuyện phát triển của ngành bột giấy Quảng Ngãi30-09-2022
- Nhiều sản phẩm, giải pháp ấn tượng tại Triển lãm ngành công nghiệp Đóng gói Bao bì và In ấn30-09-2022
- Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam đồng hành hiệu quả cùng doanh nghiệp vượt khó30-09-2022
- Viet Nam Paper Day 2022: Kết nối doanh nghiệp ngành giấy và bột giấy phát triển bền vững30-09-2022