Ngày 20/4/2016, trường đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức thẩm định chương trình đào tạo, năng lực của cơ sở đào tạo để sớm trình bộ Giáo dục và Đào tạo trong tháng 5 xem xét quyết định cho phép mở 02 ngành đào tạo mới; (1) Công nghệ vật liệu dệt, may; (2) Kinh doanh thời trang và dệt may.
PGS. TS. Võ Phước Tấn - Chủ tịch hội đồng thẩm định ngành Kinh doanh thời trang và dệt may, nguyên trưởng khoa Kỹ thuật may - Thời trang trường ĐH Công nghiệp TP. HCM nêu rõ: với mong muốn đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành dệt may, thời trang, nhà trường đồng ý thẩm định hai chương trình mới này nhằm tiên phong đào tạo, đáp ứng nguồn nhân lực trong thời gian tới khi Việt Nam đã ký kết các Hiệp định thương mại tự do với Hàn Quốc, EU và Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương – TPP. Tất cả vì mục tiêu để DMVN gia nhập chuỗi giá trị dệt may toàn cầu: Thiết kế - Nguyên phụ liệu - Cắt may - Xuất khẩu – Marketing và phân phối sản phẩm.
NPS
Vinatex
- Xanh hóa và câu chuyện phát triển của ngành bột giấy Quảng Ngãi30-09-2022
- Nhiều sản phẩm, giải pháp ấn tượng tại Triển lãm ngành công nghiệp Đóng gói Bao bì và In ấn30-09-2022
- Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam đồng hành hiệu quả cùng doanh nghiệp vượt khó30-09-2022
- Viet Nam Paper Day 2022: Kết nối doanh nghiệp ngành giấy và bột giấy phát triển bền vững30-09-2022